Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tai biến, đột quỵ
Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não thường sẽ khác nhau tùy theo loại tai biến mà người bệnh mắc phải. Cụ thể:
Tai biến hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Người bị tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ thường do có máu đông chặn dòng chảy của máu cũng như oxy đi nuôi các tế bào não. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các chất béo bám thành mảng, nằm ở động mạch và ngăn dòng chảy của máu. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Vì thế, có thể nói xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến do thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Động mạch của chúng ta thường có xu hướng hẹp hơn khi chúng ta già đi, khiến nguy cơ bị thiếu máu lên não cao hơn.
Đột quỵ do xuất huyết não
Nguyên nhân chính của tình trạng tai biến mạch máu não do xuất huyết não là do huyết áp cao khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não.
Những người dễ bị tai biến mạch máu não hay có nguy cơ cao bị tai biến thường thuộc các nhóm sau đây:
- Thừa cân, béo phì
- Nghiện thuốc lá, thường xuyên hút thuốc
- Uống quá nhiều rượu, bia và đồ uống có cồn
- Ít vận động, tập thể dục
- Thường lo lắng, căng thẳng, bị rối loạn lo âu kéo dài
- Huyết áp cao (tăng huyết áp)
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch
- Ăn đồ có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao
- Nam giới và phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên
- Tiền sử gia đình có người từng bị tai biến
Triệu chứng khi bị tai biến, đột quỵ
1. Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên
Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến diễn ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.
2. Khả năng cử động của cánh tay giảm dần
Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.
3. Thị lực giảm dần
Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.
4. Nói lắp
Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
5. Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được
Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.
6. Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
7. Dáng đi bất thường
Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.
8. Đau đầu
Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ đội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.
9. Nấc cục
Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.
10. Khó thở
Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh. Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoảng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết 1–3 lần/ngày (chọn đầu dụng cụ phù hợp thể trạng). Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Cào đầu 100–200 cái, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Gạch mặt theo video: Kỹ Thuật Gạch Mặt – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com), và gạch vào các vùng đánh dấu theo [hình 2.46a], mỗi vùng 30 giây–1 phút, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay theo video: Kỹ Thuật Xoay Cổ Tay – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) từ 1–3 lần/ngày, mỗi lần 3–5 phút (có thể tập từ từ rồi tăng dần, nếu tay bị yếu hoặc bị liệt thì tập xoay cổ tay còn lại cũng có hiệu quả).
- Dùng rượu gừng hoặc rượu xoa bóp massage các vùng cổ, vai, gáy, lưng, cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân; thực hiện 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch khắp mặt 3 lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào những vùng phản chiếu đầu, tay, chân , thực
hiện 1–2 lần/ngày. - Dùng Cây Lăn Gai (với vùng cơ mềm nhão), hoặc dùng Cây Lăn Đinh (với vùng cơ co cứng) lăn khắp cơ thể (cổ, vai, gáy, cánh tay, bàn tay, mông, đùi, chân, bàn chân) khoảng 3–5 phút mỗi vùng. Nếu bị méo miệng thì lăn ngược với chiều bị méo. Thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Dùng Cây Búa Lớn đầu cao su lõm gõ khắp toàn bộ vùng cơ thể vừa lăn.
- Làm các bộ huyệt sau theo [hình 2.46b]:
- Sáng: Day ấn và dán cao bộ huyệt làm Tan máu bầm và bộ vị của não: 156+, 38+, 7+, 50, 61+, 3+, 290+, 16+, 26, 0, 1, 34, 103, 124, 300.
- Tối: Day ấn và dán cao bộ huyệt: 34, 97, 98, 99, 100, 219, 113, 222, 51, 19.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Kiểm tra huyết áp hằng ngày.
- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn nhạt và ăn nhiều rau củ quả.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu tức giận, buồn chán hoặc những suy nghĩ tiêu cực.
- Tập thể dục, dưỡng sinh hàng ngày.