Trước hết, Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến huyết áp thấp đó là mắc các bệnh lý về tim mạnh như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… lúc đó tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh dễ bị giảm huyết áp.
Huyết áp thấp do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ giảm huyết áp do tác dụng phụ như:
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
Sử dụng thuốc chẹn beta hay alpha.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Người bệnh có thể tụt huyết áp bởi sử ảnh hưởng của thuốc gây tê sau phẫu thuật.
Những người bị rối loạn nội tiết tố cũng thường bị huyết áp thấp
Tuyến giáp – nơi sản xuất hormon có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp,… và tuyến thượng thận – điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Bạn có thể có nguy cơ cao bị tăng hoặc giảm huyết áp nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề.
Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng
Những người mắc chứng chán ăn thường có nhịp tim chậm bất thường, nguy cơ cao bị giảm huyết áp. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.
Một số nguyên nhân khác
Huyết áp thấp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân:
Phụ nữ đang mang thai thường huyết áp sẽ tụt hơn đôi chút nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi đứng lên khi đang nằm, hoặc ngồi,…
Bị đái tháo đường.
Uống nhiều bia hay rượu.
Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Thay đổi tư thế đột ngột,…
Cách xử lý huyết áp thấp đơn giản dành cho mọi người:
Khi huyết áp thấp, thực hiện các cách sau theo [hình 2.38a]:
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng đầu Dương, thực hiện 2–3 lần/ngày. Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Bôi dầu cao, chà ấm nóng vùng hõm cằm và vành tai 1–3 phút.
- Chà vùng mang tai theo chiều từ dưới lên 30–50 lượt.
- Chà từ đầu mũi lên sát mí tóc trán 30–50 lượt.
- Sấy nóng bụng dưới, thắt lưng, cổ gáy và lỗ tai.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch mặt 1–3 lần/ngày theo video hướng dẫn: Kỹ Thuật Gạch Mặt – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com)
- Day ấn và dán cao Salonpas lần lượt các huyệt theo [hình 2.38b]: 127, 6, 63, 50, 37, 19, 1, 103, 300, 126, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Thực hành xoay cổ tay, chà mặt khăn nóng và xoa mặt hàng ngày.
- Hạn chế: nước đá lạnh, nước cam, chanh, dừa.
- Hạn chế tắm muộn sau 19 giờ, sau khi tắm cần lau khô nhanh và sấy ấm cơ thể (tập trung sấy vùng bụng dưới, bẹn, nách, dọc trước và sau cơ thể).
- Bổ sung thêm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn, không được bỏ bữa.
- Bổ sung thêm muối và nước hàng ngày.
- Nên khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân bệnh và liên hệ với chuyên gia để được tư vấn giải pháp xử lý tận gốc.
- Nếu đang theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn cần uống thuốc đều, kết hợp song song với việc thực hành Diện Chẩn. Khi các chỉ số sức khỏe ổn định hơn thì có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình giảm dần thuốc một cách phù hợp.