Nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa
Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch của chúng.
Những rối loạn chức năng vòi nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch là tắc vòi hay sự mở vòi bất thường. Tắc vòi nhĩ có thể là chức năng hay cơ học hoặc do cả hai. Tắc vòi chức năng gây ra do vòi nhĩ xẹp kéo dài, do vòi nhĩ quá mềm, do cơ chế mở vòi không bình thường hoặc do cả hai. Tắc vòi thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ bé do sụn vòi mềm hơn làm cho hoạt động mở vòi khó khăn. Hơn nữa, dường như có sự khác nhau giữa đáy sọ mặt trẻ em và người lớn làm cho cơ căng màn hầu hoạt động kém hiệu quả hơn ở trẻ em.
Triệu chứng biểu hiện viêm tai giữa
Các triệu chứng thực thể của viêm tai giữa cấp bao gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai (không liên quan đến viêm ống tai ngoài).
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.
- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Các em bé có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:
- Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
- Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
- Không kêu đau tai nữa.
Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với dấu hiệu rất quan trọng là chảy mủ tai.
Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
5 bước xử lý viêm tai giữa đơn giản bằng Diện Chẩn (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày. Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Xoa mắt, chà viền tai, vò nóng vành tai, 1–3 lần/ngày.
- Vệ sinh lỗ tai bằng nước muối sinh lý 1–3 lần/ngày.
- Nhờ người nhà thổi vào lỗ tai 5–6 hơi/lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.71a], 1–3 lần/ngày.

Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu kết hợp thổi nhẹ vào lỗ tai 2 lần/ngày.
- Day ấn, dán cao bộ huyệt 1–3 lần/ngày: 26, 61, 14, 41, 37, 38, 65, 74, 421, 0, 15, 138. theo [hình 2.71b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Ấn huyệt 0 và 65 theo thủ pháp ấn chậm 30–60 giây/ huyệt/lần, làm 3 lần/ngày.

Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Nút bông vào lỗ tai khi tắm gội.
- Kiêng thịt gà, thịt bò, rau muống.