Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường
1. Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.
2. Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:
- Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
- Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
- Tăng huyết áp.
- Ít hoạt động thể lực
- Thừa cân, béo phì.
- Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
3. Nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ. Những kích thích này sẽ làm cho tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, tuy nhiên một số trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm, lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng biểu hiện bệnh tiểu đường
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo tuýp bệnh tiểu đường, đôi khi rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh, mãi đến khi bệnh có những biến chứng mới bắt đầu thăm khám và được điều trị.
1. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1
Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:
- Cảm thấy đói và mệt: Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose, tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và lấy năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
- Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ mất khoảng 4 – 7 lần đi tiểu trong vòng 24 giờ, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Lý do xuất phát từ việc ở cơ chế bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận, còn ở bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose trong máu bị đẩy lên cao khiến thận không thể hấp thu tất cả trở lại. Kết quả là glucose sẽ được thải qua đường tiểu kéo theo thải nước, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu, bệnh nhân đi tiểu thường xuyên hơn. Khi đi tiểu nhiều gây ra tình tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát do đó sẽ cần uống nước, nhưng chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.
- Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Đồng thời, da khô có thể khiến bệnh nhân tiểu đường bị ngứa da.
- Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.
2. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2
Ở thể tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường gồm:
- Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
- Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.
3. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng. Sản phụ có thể sẽ khát nước hơn bình thường, thường xuyên đi tiểu hơn. Bệnh thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ nhờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 3 mẫu lúc thai 24 – 28 tuần tuổi, trước đó chưa ghi nhận bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
2 bước xử lý tiểu đường bằng Diện Chẩn đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết và gạch thêm vùng môi trên khoảng 30 lượt. Thực hiện từ 1–3 lần/ngày. Quý vị có thể tìm hiểu các vùng phản chiếu hệ bạch huyết từ Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Dùng mặt lồi của thìa inox chà các vùng được đánh dấu theo hình [hình 2.59a], mỗi vùng khoảng 30 giây–1 phút. Thực hiện 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Dùng Cây Lăn Gai hoặc Đinh hoặc Đồng Láng (tùy thuộc thể trạng) lăn ngón tay và bàn tay theo đồ hình đồng ứng Tuyến Tụy khoảng 1–3 phút, thực hiện 2–5 lần/ngày.
- Day ấn và dán cao Salonpas các huyệt theo [hình 2.59b]: 103, 106, 26, 8, 20, 189, 290, 63, 7, 113, 17, 235, thực hiện 1–2 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Tập thể dục dưỡng sinh hằng ngày tùy theo thể trạng.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau củ quả tươi, nên ăn nhạt.
- Hạn chế chất béo, đồ ngọt, bia rượu, thuốc lá…
- Nếu đang theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn cần uống thuốc đều, kết hợp song song với việc thực hành Diện Chẩn. Khi các chỉ số sức khỏe ổn định hơn thì có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình giảm dần thuốc một cách phù hợp.