Chữa cận thị bằng Diện Chẩn cho trẻ em như thế nào?
Cận thị là một dạng tật khúc xạ, khi bị cận thị nhãn cầu của trẻ dài hơn bình thường từ trước ra sau. Các tia sáng tạo nên hình ảnh sẽ tập trung vào trước võng mạc. Do đó, các vật thể ở khoảng cách xa sẽ bị mờ và không rõ ràng.
Khi bị cận thị, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, dụi mắt khi nhìn những vật ở xa. Và có xu hướng lại gần sát vật để nhìn. Trong thời buổi hiện nay trẻ em có nguy cơ bị cận thị rất cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Do cuộc sống bận rộn, trẻ em ít có thời gian tới những nơi không gian rộng rãi thoáng đãng để phóng tầm mắt ra xa; mà chỉ dành thời gian học tập, rồi về nhà có thể đọc sách, xem tivi điện thoại…
1. Những biểu hiện khi trẻ bị cận thị
Dưới đây là một số biểu hiện ở trẻ bị cận thị.
- Trẻ xem tivi, đọc sách ở khoảng cách gần
- Nheo mắt, dụi mắt khi nhìn vật gì đó lâu
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường
- Phải nghiêng đầu khi xem tivi
- Do không nhìn rõ chữ trên bảng nên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ
2. Cách chữa cận thị bằng Diện Chẩn cho trẻ em
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu biểu hiện nêu trên, Cha Mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt để điều trị kịp thời. Song song với việc điều trị bằng các phương pháp truyền thống, ta có thể áp dụng cách chữa cận thị bằng Diện Chẩn rất đơn giản và an toàn cho trẻ như sau:
- Bước 1: Dùng Cây Sao Chổi (hoặc dùng đầu đũa inox) gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày. Lưu ý gạch với lực nhẹ nhàng sao cho trẻ thấy thoải mái dễ chịu.
- Bước 2: Vẫn dùng đầu đũa inox gạch nhẹ các vùng được đánh dấu như hình bên dưới, mỗi vùng khoảng 1 phút. Thực hiện 2–3 lần/ngày.
- Bước 3: Dùng cây lăn mắt lăn xung quanh bờ xương hốc mắt 2–3 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
- Bước 4: Hơ ngải cứu vào các vùng được đánh dấu như hình bên dưới, mỗi vùng khoảng 15–20 giây/ vùng, 1–2 lần/ngày.
- Bước 5: Day ấn bộ huyệt chữa cận thị bằng Diện Chẩn như hình dưới: 197, 34, 102, 97, 98, 99, 100, 130, 73, 188, 8, 132, 184. Thực hiện 1–2 lần/ngày.

