Trước hết, Quý vị hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập vô cơ thể nhưng nó lại gây phản ứng quá mức, gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.
1. Các chất gây dị ứng trong nhà
Các tác nhân gây dị ứng trong nhà bao gồm: bụi, lông chó mèo, lông vải từ quần áo, chăn mền, nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, nước xả vải, mùi thức ăn, nấm mốc…
2. Các chất gây dị ứng trong không khí
Các tác nhân gây dị ứng trong không khí bao gồm: phấn hoa, lông sâu, bướm, bụi lúa trong mùa gặt, khói, bụi, mùi rác thải, gió, không khí lạnh, mưa…
3. Các chất gây dị ứng nghề nghiệp
Các tác nhân gây dị ứng nghề nghiệp bao gồm: bụi phấn ở trường học, hóa chất trong các nhà máy, sợi vải trong các xưởng may, lông động vật trong các lò giết mổ, khói hương nhang trong các đền chùa, bụi xi măng trong các nhà máy vật liệu, bụi gỗ trong các xưởng mộc…
Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi nên chứng bệnh này rất dễ tái phát. Những người thường xuyên xịt rửa mũi thì các triệu chứng thường giảm nhẹ hơn.
Dưới đây là một số triệu chứng biểu hiện của viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày đến cả tuần rồi tự biến mất. Tuy không đặc biệt nghiêm trọng nhưng các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, nhất là việc ăn, ngủ của trẻ nhỏ.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành 2 nhóm:
- Triệu chứng bệnh theo chu kỳ: thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, khiến người bệnh cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi nhiều, dịch nhầy trong. Người bệnh cũng có thể có các biểu hiện như rát bỏng ở kết mạc, vòm họng, uể oải, mệt mỏi, nặng đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi khỏi và cứ đúng vào giai đoạn đó thì bệnh lại tái phát, có khi kéo dài trong nhiều năm gây thoái hóa, phù nề niêm mạc mũi, nghẹt mũi, phì đại cuốn mũi…
- Triệu chứng bệnh không theo chu kỳ: là tình trạng thường gặp nhất với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi khi vừa thức dậy vào buổi sáng, giảm dần trong ngày nhưng lại tái phát khi tiếp xúc với bụi hay môi trường lạnh. Ban đầu nước mũi trong suốt nhưng càng về sau thì càng đặc lại, chảy thành từng đợt, nặng hơn thì có thể hắt hơi liên tục trong nhiều giờ liền, gây ra tình trạng tiết dịch ứ đọng trong vòm họng nên người bệnh thường phải khạc nhổ làm tổn thương niêm mạc mũi họng. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng do nghẹt mũi nên rất dễ bị viêm họng, viêm thanh quản.
4 bước xử lý viêm mũi dị ứng đơn giản bằng Diện Chẩn (dành cho mọi người):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày. Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Xoay cổ tay theo video: Kỹ Thuật Xoay Cổ Tay – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) từ 1–3 lần/ngày, mỗi lần 3–5 phút (có thể tập từ từ rồi tăng dần, nếu tay bị yếu hoặc bị liệt thì tập xoay cổ tay còn lại cũng có hiệu quả).
- Thực hành 12 động tác xoa mặt hoặc chà mặt bằng khăn nóng hằng ngày, lưu ý chú trọng động tác cào đầu, chà mũi, chà gáy, chà mang tai thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Chà ấm nóng vùng sống mũi, sống trán, cánh mũi, mang tai khoảng 1–3 lần/ngày [hình 2.70a].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.70b]: 39, 65, 103, 300, 45, 61, 287, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng: Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa, mắm các loại.
- Nên dùng: Gừng, nghệ, sả, tỏi.