Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân đau khớp gối.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương đầu gối, đau khớp gối, chúng được chia thành các nhóm sau:
Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, xương, sụn và dây chằng hình thành khớp. Một số chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm:
1. Chấn thương dây chằng
Đây là hiện tượng rách dây chằng chéo trước, một trong bốn dây chằng nối xương chày với xương đùi. Chấn thương này đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu thay đổi hướng đột ngột.
2. Rách sụn chêm
Sụn chêm là phần sụn dẻo dai, có tác dụng giảm xóc giữa xương chày và xương đùi. Phần sụn chêm bị rách hoặc kẹt trong khớp nếu đầu gối do chịu tác động lực một cách đột ngột.
3. Viêm gân bánh chè
Tình trạng viêm này gây kích ứng một hoặc nhiều gân, các mô sợi dày gắn cơ với xương. Nó xảy ra khi có chấn thương ở gân xương bánh chè. Những người chạy bộ, đi xe đạp và tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi động tác nhảy có nguy cơ viêm gân bánh chè cao hơn.
4. Trật khớp chè đùi
Đây là tình trạng xương bánh chè trượt khỏi vị trí ban đầu, lệch ra bên ngoài đầu gối do trẹo hoặc chịu tác động lực mạnh, gây đau khớp gối và sưng đầu gối.
5. Viêm bao hoạt dịch đầu gối
Bao hoạt dịch đầu gối là các túi dịch nhỏ, nằm trên khớp, đệm bên ngoài khớp gối để gân và dây chằng hoạt động nhẹ nhàng trên khớp. Khi gối hoạt động quá mức, hoặc chấn thương như té ngã… có thể gây viêm bao hoạt dịch, dẫn đến sưng và đau khớp gối dữ dội.
Viêm khớp gối
Đau khớp gối có thể là hậu quả của hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, phổ biến nhất là:
1. Thoái hóa khớp gối
Đây là loại viêm khớp gối phổ biến nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp gối ở người sau tuổi 50. Tình trạng này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa dần theo thời gian, làm cho khớp gối bị đau và sưng lên khi cử động.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người, có những trường hợp có thể khỏi mà không cần điều trị.
3. Bệnh Gout(Gút) và bệnh giả Gout
Khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp sẽ gây ra bệnh Gút(Gout), dẫn đến tình trạng đau khớp gối.
Ngoài ra, khi các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp cũng có thể gây ra các dấu hiệu tương tự như gút (bệnh giả gút). Lúc này, đầu gối là khớp thường bị ảnh hưởng nhất.
4. Viêm khớp nhiễm trùng
Đôi khi, đau khớp gối một bên có thể là do nhiễm trùng, mà không có bất kỳ chấn thương nào trước đó. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khớp sưng, đỏ, đau và sốt. Viêm khớp nhiễm trùng có thể phát triển nhanh chóng, gây ra tổn thương rộng rãi cho sụn đầu gối. Do đó, nếu bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm khớp nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
5. Hội chứng đau xương bánh chè
Hội chứng đau xương bánh chè là một thuật ngữ chung đề cập đến cơn đau phát sinh giữa xương bánh chè và xương đùi bên dưới. Tình trạng này phổ biến ở:
- Các vận động viên
- Người trẻ tuổi, đặc biệt là những người có xương bánh chè lệch trục
- Người lớn tuổi, phát triển thành hội chứng đau xương bánh chè từ tình trạng viêm khớp xương bánh chè.
4 bước giảm đau khớp gối đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch Sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày. Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Gạch mặt ba lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào vùng đánh dấu trên [hình 2.27a], thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Xoa nóng vành tai và tập trung vò vào điểm đánh dấu trên vành tai [hình 2.27a], thực hiện 3 lần/ngày.

- Cào khắp đầu khoảng 150 cái, thực hiện 3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu hoặc sấy ấm tại vùng khớp gối bị đau nếu có hiện tượng sưng do nhiều dịch, sau đó dùng cây lăn cầu gai hoặc con bọ chà tại vùng đau, thực hiện khoảng 1–3 phút, thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu tiện [hình 2.27b]: 26, 61, 156, 9, 197, 421, 405. Thực hiện 1–2 lần/ngày.

Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế đi lại.
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì thực hành Đại giản thuật xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng bị đau khớp gối, thực hiện 3 lần/ngày.