Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của đau dạ dày.
Theo các nghiên cứu khoa học, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân gây nên bệnh lý này thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể có thể điểm lại một số nguyên nhân gây đau dạ dày sau đây:
Do vi sinh vật
Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP, viết tắt từ Helicobacter pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày, việc uống nhiều rượu bia, ăn đồ độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.
Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng viêm loét dạ dày. Những người có thói quen xấu trong ăn uống thường mắc phải bệnh liên quan đến dạ dày:
Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.
Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, chiên rán.
Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…
Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…
Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
Tất cả các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần có một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn.
Yếu tố tâm lý
Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp do tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Do dùng thuốc
Các thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liêu cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,….
Một số triệu chứng của đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể được nhận biết dễ dàng qua các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng vùng thượng vị: đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh lý khác tại vùng tương ứng. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái.
- Buồn nôn: khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.
- Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó dẫn đến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể.
- Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên xem thường.
- Khi có các triệu chứng điển hình của chứng đau và viêm loét dạ dày, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
5 bước chữa đau dạ dày đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày. Quý vị có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Chà xát ấm nóng vành tai, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Chà ấm nóng vùng miệng và trán, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Cào khắp đầu 100–200 cái, ngày 2–3 lần.
- Dùng vật cứng và trơn nhẵn gạch vào các vùng đánh dấu trên [hình 2.25a], thực hiện 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện): 61, 5, 39, 37, 50, 41, 124, 34 [hình 2.25b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày. Để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng cữ: Nước đá trước và trong bữa ăn, cà phê, rượu, trà đặc lúc bụng đói, chuối già (chuối tiêu).
- Kiêng làm việc nặng nhọc hoặc suy nghĩ căng thẳng ngay sau khi ăn.
- Kiêng giao hợp sau khi ăn no.