Chữa đau bụng kinh bằng Diện Chẩn như thế nào để đạt hiệu quả?
Đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đã từng trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt. Với trường hợp cơn đau thất thường, có nhiều cách để xử lý, ví dụ như uống thuốc, chườm ấm bụng dưới, massage bụng, uống trà gừng ấm hoặc có thể chữa đau bụng kinh bằng Diện Chẩn.
Trong bài viết này, Quý vị sẽ được hướng dẫn cách chữa đau bụng kinh bằng Diện Chẩn đơn giản dễ áp dụng tại nhà.
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của đau bụng kinh.
Đau bụng kinh hay còn được gọi là thống kinh, là tình trạng xuất hiện những cơn đau quặn, cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới trước và trong ngày hành kinh. Tình trạng này tương đối phổ biến và nguyên nhân chủ yếu do sự co bóp liên tục của tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Các cơn đau bụng kinh thường xuất hiện âm ỉ trong khoảng 1 – 2 ngày.
Một số triệu chứng khi bị đau bụng kinh Quý vị cần lưu ý.
- Đau dai dẳng, đau quặn ở vùng bụng dưới, có lúc rất đau.
- Cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh 1 – 3 ngày.
- Khoảng thời gian cơn đau dữ dội nhất là 24 giờ trước khi hành kinh.
- Cơn đau bụng kinh hay đau bụng tới tháng có thể lan ra vùng lưng dưới, bụng dưới và dưới đùi.
Cách xử lý đơn giản chữa đau bụng kinh bằng Diện Chẩn(dành cho mọi người):
- Bước 1: Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày. Có thể làm theo hướng dẫn của Thầy Huỳnh Tâm Bình: 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết – Diện Chẩn Bùi Quốc Châu | G.V Huỳnh Tâm Bình hướng dẫn (youtube.com) hoăc bài viết: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết Diện Chẩn – Diện Chẩn (dienchanvietmassage.com).
- Bước 2: Gạch mặt, chà miệng, chà gáy, chà trán từ 1–3 lần/ngày.
- Bước 3: Sấy nóng vùng bụng dưới, thắt lưng 3 phút/vùng hoặc chườm nóng 1–2 lần/ngày.
- Bước 4: Dán cao 4x4cm vào các vị trí như [hình 2.19a] (Hoặc chấm dầu day vào các vị trí đó).
- Bước 5: Day hoặc xoa ấm lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng tay, bụng chân, đốt thứ hai của các ngón tay từ 1–2 phút/vùng, 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dò và xử lý sinh huyệt tại các vùng trên [hình 2.19a].

- Hơ ngải cứu dò và xử lý sinh huyệt các vùng bụng, tay, chân, mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Day ấn dán cao bộ huyệt giảm đau bụng kinh: 103, 124, 34, 26, 1, 19, 63, 113, 127, 22, 0 theo [hình 2.19b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.

Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Uống nhiều nước.
- Kiểm tra các bệnh phụ khoa.
- Tập dưỡng sinh và thể dục đều đặn.
- Không dùng các chất kích thích (cà phê, rượu, bia, thuốc lá…).
Lưu ý:
- Đối với chứng đau bụng kinh nguyên phát (vô căn) có thể uống nước gừng tươi nóng, tập dưỡng sinh, vệ sinh vùng kín.
- Đối với chứng đau bụng kinh thứ phát cần đi khám sức khỏe để xác định bệnh nền.